Quy trình tuyển dụng cơ bản cho các công ty
Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn hãy chủ động hỏi rõ, sự thẳng thắn ban đầu là vô cùng cần thiết và quan trọng, điều này sẽ giúp bạn tránh những rắc rối về sau.
Nắm vững quy trình tuyển dụng cơ bản sẽ giúp bạn tránh những sai sót khi ứng tuyển. Quy trình tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp có thể rất khác nhau, tùy vào cơ cấu, quy định của đơn vị tuyển dụng. Nhưng nhìn chung, đều đi theo những hướng cơ bản, kiên trì tìm hiểu bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin hữu dụng.
6 bước của quy trình tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Với lý do này, doanh nghiệp chia nhỏ từng bước các quy trình tuyển dụng, mục đích nhắm đến là sàng lọc có hiệu quả để tìm thấy những ứng cử viên sáng giá.
Quy trình tuyển dụng được các doanh nghiệp áp dụng rất linh hoạt, vì điều này còn phụ thuộc vào điều kiện tuyển dụng cho các vị trí khác nhau.
Về lý thuyết, quy trình tuyển dụng nhân sự được chia làm 6 bước :
1.Lập kế hoạch tuyển dụng
2.Xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng
3.Xác định địa điểm, thời gian tuyển dụng
4.Tìm kiếm, lựa chọn ứng viên
5.Đánh giá quá trình tuyển dụng
6.Hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập
Một quy trình tuyển dụng thực tiễn
Trên thực tiễn, quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp thường qua 3 vòng. Hãy dành một ít thời gian để tìm hiểu, chắc chắn bạn sẽ thu thập được một vài thông tin hữu ích cần thiết. Bạn phải vượt qua vòng tuyển hiện tại mới vào được vòng tiếp theo.
Vòng 1: Lựa chọn hồ sơ
Doanh nghiệp sẽ xem xét hồ sơ, sàng lọc và lựa chọn hồ sơ thích hợp với yêu cầu vị trí cần tuyển dụng. Để hồ sơ của bạn được nằm trong danh sách lựa chọn, bạn lưu ý rằng hồ sơ dự tuyển bắt buộc ít nhất các giấy tờ sau:
Đơn xin việc
CV
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể đề nghị bạn điền phiếu thông tin ứng viên trên website. Nếu vậy, hãy chắc chắn rằng các thông tin cần thiết cho việc ứng tuyển được bạn cập nhật thường xuyên và đầy đủ.
Vòng 2: Phỏng vấn.
Tùy vào vị trí mà bạn ứng tuyển, đại diện đơn vị tuyển dụng có thể đưa ra một bài test để thử khả năng của bạn trước khi đến phỏng vấn.
Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này, hãy cố gắng tập trung để hoàn thành bài test một cách có hiệu quả nhất.
Thông thường phỏng vấn được chia làm 2 vòng nhỏ:
Vòng phỏng vấn chuyên môn
Phỏng vấn kỹ năng mềm.
Đây là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa ứng viên và Công ty. Chắc hẳn cuộc gặp gỡ này rất quan trọng với bạn, hãy thận trọng trong trang phục, cách giao tiếp. Đây là vòng mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá nhiều về khả năng tổ chức công việc, tư duy ,giải quyết vấn đề, khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm của bạn.
Trong vòng phỏng vấn này, bạn không chỉ đóng vai trò là người trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng, mà bạn nên biết cách khôn khéo để tự đặt ra những câu hỏi cho người phỏng vấn mình để ghi điểm.
Hãy hỏi những điều mà bạn còn băn khoăn, nhà tuyển dụng luôn thích sự thẳng thắn, cởi mở và nhiệt tình từ bạn.
Đa phần, kết quả phỏng vấn sẽ được công bố trong vòng 7 ngày, kể từ ngày phỏng vấn.
Vòng 3: Thỏa thuận hợp đồng
Chúc mừng bạn, vì bạn đã là ứng cử viên sáng giá được lựa chọn. Bạn sẽ được hẹn tiếp một buổi đến để thoả thuận về hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan, bao gồm: loại hợp đồng, công việc, mức lương, thời gian làm việc. Bạn sẽ được cán bộ phụ trách hướng dẫn trực tiếp về những vấn đề này. Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn hãy chủ động hỏi rõ, sự thẳng thắn ban đầu là vô cùng cần thiết và quan trọng, điều này sẽ giúp bạn tránh những rắc rối về sau.
Nên nhớ rằng, quy trình tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp đã được định hình sẵn, bạn không nên quá vội vàng, hay tỏ ra xem nhẹ một quy trình dù là nhỏ nhất. Hãy biết kiên trì và đi lên từng bước, để thành công bạn phải bước từng bước nhỏ nhất, từ những điều nhỏ gộp lại, bạn sẽ đạt được thành công mong đợi trong tương lai.
Leave a Reply